Bệnh áp xe vú gây nên tình trạng viêm, sưng, đỏ và tích tụ mủ trong vú. Bệnh kéo dài gây đau nhức, căng tức, hoại tử hoặc biến chứng nhiễm trùng máu. Để khám chữa bệnh áp xe vú ở Vinh Nghệ An hiệu quả, bài viết sau xin gợi ý địa chỉ chất lượng nhất.
1. Áp xe vú là bệnh gì?
Bệnh áp xe vú là một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên với hiện tượng sưng, đỏ, có hạch ấn thấy đau và có mùi hôi ở vú. Bệnh thường gặp ở phụ nữ sau mang thai hoặc đang cho con bú, chiếm khoảng 10 – 30%. Ngoài ra, bệnh áp xe vú cũng có thể xảy ra với những trường hợp có vòng ngực lớn hoặc những người không giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Áp xe vú hình thành với các khối u chứa mủ dưới da vú do nhiễm trùng. Hầu hết các trường hợp áp xe vú đều lành tính. Tuy nhiên, bệnh cần được xem xét kỹ hơn với các nguyên nhân nguy hiểm gây ra áp xe như ung thư.
2. Nguyên nhân bị bệnh áp xe vú
Các chuyên gia y tế cho biết, để có phương pháp điều trị áp xe vú hiệu quả, nữ giới cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Do đó, những yếu tố dưới đây là nguyên nhân gây bệnh áp xe vú điển hình nhất.
2.1. Do sự xâm nhập của vi khuẩn
Hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus được xác định là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh áp xe vú. Ngoài ra, vi khuẩn kỵ khí và trực khuẩn thương hàn cũng là tác nhân gây bệnh khi xâm nhập qua các vết nứt trên núm vú.
2.2. Tắc tia sữa
Tắc tia sữa xảy ra đồng nghĩa sữa không thoát ra ngoài, tạo thành cục trong thời gian dài. Trong khí đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, gây nên tình trạng căng ống dẫn sữa. Vậy nên, tắc tia sữa trong thời gian lâu sẽ dẫn đến viêm tuyến vú và hình thành áp xe tuyến vú.
2.3. Không thực hiện hút sữa thường xuyên
Những trường hợp không vắt bỏ sữa dư thừa khi trẻ bú xong sẽ gây ra tình trạng ứ đọng sữa. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh áp xe vú.
2.4. Ngực thường xuyên chịu áp lực
Nữ giới có thói quen mặc áo quá chật hoặc hay địu bé trước ngực sẽ gây ra áp lực lớn lên bầu ngực. Nếu ngực thường xuyên chịu áp lực sẽ gây tắc tia sữa và dẫn đến áp xe vú.
2.5. Cho trẻ bú không đúng cách
Nhiều bé có tình trạng ngậm đầu vú quá lâu, thậm chí cắn gây trầy xước núm vú là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây áp xe vú.
2.6. Mẹ bỉm stress
Tâm trạng căng thẳng, stress là tác nhân làm giảm quá trình sản xuất hormone oxytocin. Từ đó dễ gây tắc tuyến sữa ở bầu ngực và hình thành ổ áp xe.
3. Dấu hiệu nhận biết áp xe vú
Bệnh áp xe vú tiến triển theo 2 giai đoạn chính với các dấu hiệu khác nhau. Cụ thể như sau:
3.1. Giai đoạn viêm
Đối với giai đoạn này, dấu hiệu bệnh áp xe vú khá nhẹ và không thể nhận biết nếu không theo dõi sát sao. Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn viêm đó là:
- Đau nhức vùng vú, nhất là lúc cử động ở cánh tay, vai hoặc khi cho con bú. Cảm giác đau nhức sẽ tăng dần khi ổ áp xe tăng kích thước.
- Có dấu hiệu sưng to một bên vú – đây chính là nơi vú bị áp xe với mật độ chắc, sờ vào thấy đau.
- Vùng da ở ổ áp xe có cảm giác nóng ran, đỏ tấy, phù nề nếu ổ viêm nằm gần da hoặc bề mặt tuyến. Tuy nhiên, cũng có trường hợp da bình thường do áp xe nằm sâu trong tuyến vú.
- Ngoài ra, nữ giới còn bị sốt cao, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu,…
3.2. Giai đoạn tạo áp xe
Dấu hiệu nhận biết áp xe vú ở giai đoạn này rõ ràng hơn. Lúc này, bệnh sẽ gây ra các triệu chứng như:
- Bên vú nhiễm trùng có hiện tượng sưng to, khó chịu. Tình trạng sưng và căng tức ngực ngày càng trở lên nghiêm trọng hơn.
- Da bên vú áp xe bị căng bóng, nóng ran, phù tím hoặc sưng đỏ.
- Trường hợp ổ áp xe thông với ống dẫn sữa, sữa chảy ra sẽ thấy lẫn mủ.
- Xuất hiện hội chứng nhiễm độc nhiễm khuẩn với các triệu chứng: Da xanh, đau đầu, vú căng to, sưng phù, nổi hạch, rét run, gầy yếu, sốt cao, tụt huyết áp, ổ áp xe chảy mủ có mùi hôi,…
>>> Nhìn chung dấu hiệu bệnh áp xe vú khá dễ nhận biết. Tuy nhiên do tâm lý chủ quan nên nhiều chị em phát hiện bệnh muộn, phải đối mặt với các biến chứng nặng dẫn đến việc điều trị khó khăn.
4. Bệnh áp xe vú có nguy hiểm không ?
Bệnh áp xe vú có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Theo bác sĩ chuyên khoa, áp xe vú được xem là bệnh cực kỳ nguy hiểm. Trong giai đoạn đầu, bệnh có thể khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức lan sang bả vai, cánh tay. Tuy nhiên, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn và tạo thành áp xe, toàn thân nữ giới sẽ phải chịu những thương tổn nặng nề.
Dưới đây là các biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh áp xe vú:
4.1. Nhiễm trùng
Áp xe vú tiến triển thì biến chứng nhiễm trùng chỉ nằm trong phạm vi vú. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch kém không thể để tiêu diệt được tác nhân gây bệnh, biến chứng này sẽ lan đến các cơ quan khác. Nguy hiểm nhất là khi tình trạng nhiễm trùng đi theo đường máu đến toàn cơ thể gây, nhiễm trùng huyết, hoại tử các chi,…
4.2. Mất chức năng tiết sữa
Trường hợp bệnh áp xe vú xuất hiện ở phụ nữ sau sinh sẽ tự vỡ và gây biến chứng hoại tử. Nếu không sớm điều trị bệnh sẽ làm mất chức năng tiết sữa.
4.3. Viêm xơ tuyến vú mạn tính
Đây cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm do áp xe vú gây nên. Khi ổ áp xe tiến triển nặng sẽ hình thành vùng thâm nhiễm trắng do xơ vú. Biến chứng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng tuyến vú mà còn tiềm ẩn biến chứng ung thư vú.
4.4. Hoại tử
Hoại tử là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, thường xảy ra do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng ở ổ áp xe trong thời gian dài. Khi bị hoại tử, nữ giới thường đối mặt với các hệ lụy như vú sưng to, phù nề gây đau nhức, vùng da ở ổ áp xe mưng mủ màu vàng nhạt, tím đen.
4.5. Suy giảm sức khỏe
Nữ giới bị bệnh áp xe vú dễ trở nên mệt mỏi, sụt cân nhanh, gầy yếu, ngất xỉu,…
5. Điều trị bệnh áp xe vú như thế nào?
Áp xe vú là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng. Do đó, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bị áp xe vú, nữ giới nên tiến hành siêu âm, xét nghiệm để xác định mức độ tổn thương và chủ động điều trị hiệu quả.
Hiện có 3 phương pháp điều trị bệnh áp xe vú. Cụ thể như sau:
5.1. Sử dụng kháng sinh
Để khắc phục các triệu chứng do áp xe vú gây ra, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh kết hợp thuốc giảm đau. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp và nữ giới dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị áp xe vú bằng thuốc thường được chỉ định cho những trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ, bệnh mới khởi phát và chưa gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
5.2. Chích rạch da và dẫn lưu mủ ổ áp xe
Trường hợp các ổ áp xe có kích thước lớn, nhiều mủ gây đau nhức nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định chích rạch và dẫn mủ ra ngoài. Sau đó, bên vú bị áp xe sẽ được chỉ định vệ sinh hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn thông qua bơm rửa. Đồng thời kết hợp sử dụng kháng sinh để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng.
5.3. Phẫu thuật
Chỉ định phẫu thuật thường được áp dụng cho những tình huống ổ áp xe vú lớn, phức tập và có dấu hiệu bị hoại tử. Tương tự như thủ thuật chích rạch da, sau phẫu thuật bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt ống dẫn lưu để dẫn lưu mủ hàng ngày. Cùng với đó nữ giới sẽ được chỉ định sử dụng thêm thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau để tăng khả năng phục hồi.
➠ KHUYẾN CÁO TỪ CHUYÊN GIA: Trong suốt quá trình điều trị bệnh áp xe vú, nữ giới cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định và liệu trình điều trị của bác sĩ. Cần chú ý chăm sóc, vệ sinh và tuân thủ theo hướng dẫn để tránh làm ổ áp xe vú tái phát hoặc hình thành các ổ áp xe mới.
6. Cách phòng ngừa bị áp xe vú
Để kiểm soát tình trạng bệnh và phòng ngừa nguy cơ bị áp xe vú, nữ giới hãy áp dụng một số biện pháp sau đây:
♦ Nên vệ sinh vú đúng cách và sạch sẽ kể cả trước và sau khi cho con bú.
♦ Sau khi sinh con, mẹ bỉm nên thường xuyên massage nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn sữa thông thoáng. Đồng thời cho con bú sớm ngay sau sinh, bú thường xuyên và đúng tư thế.
♦ Nên cho trẻ bú hết sữa và luân phiên cả hai bên vú. Hoặc nữ giới có thể vắt hết sữa thừa sau mỗi lần ti.
♦ Tuyệt đối không cai sữa sớm và đột ngột. Khi cai sữa, nữ giới nên giảm dần số lượng và số cữ bú từ từ.
♦ Nếu có hiện tượng tắc tia sữa, nữ giới nên can thiệp điều trị kịp thời để thông ống dẫn sữa. Ngoài ra, nữ giới có thể xoa bóp bằng tay, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại hoặc hút sữa bằng máy để cải thiện tình trạng tắc tia sữa.
♦ Cần giữ lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất.
♦ Tránh làm nứt hoặc xước núm vú vì đây được xem là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây viêm tuyến sữa. Ngoài ra nữ giới có thể thoa kem dưỡng ẩm lên núm vú để tránh tình trạng khô nứt, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
♦ Mặc áo ngực thoải mái, lựa chọn chất liệu mềm mại và hạn chế địu bé trước ngực để tránh tạo áp lực lên bầu ngực.
7. Khám điều trị bệnh áp xe vú ở đâu tại Vinh Nghệ An?
Áp xe vú là bệnh nguy hiểm nên cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh gây những biến chứng nguy hiểm. Nếu nữ giới không biết nên khám điều trị bệnh áp xe vú ở đâu tại Vinh Nghệ An, hãy liên hệ đến Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi.
Từ khi thành lập, phòng khám không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ. Qua đó, giúp nữ giới an tâm khi điều trị bệnh áp xe vú tại đây.
Một số thế mạnh vượt trội khi lựa chọn Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi:
➭ Được Sở Y Tế cấp phép hoạt động
Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi là một trong những đơn vị y tế đã được cấp phép hoạt động công khai, minh bạch trong lĩnh vực điều trị áp xe vú. Bên cạnh đó, các hoạt động thăm khám chữa bệnh đều được quản lý và giám sát chặt chẽ bởi các Cơ quan có thẩm quyền.
➭ Hệ thống thiết bị y khoa tân tiến
Phần lớn các trang thiết bị, máy móc y tế như máy siêu âm 2D, 3D, 4D, hệ thống xét nghiệm tự động, dụng cụ y tế chuyên dụng,… đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Trước và sau mỗi lần sử dụng, chúng tôi đều vô trùng cẩn thận và kiểm tra kỹ càng. Nhờ đó giúp việc chẩn đoán và điều trị chính xác.
➭ Dịch vụ y tế chuyên nghiệp
Thông qua mô hình làm việc “1 bác sĩ – 1 bệnh nhân – 1 y tá”, Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi đã tạo cảm giác riêng tư, thoải mái giúp nữ giới dễ dàng chia sẻ với bác sĩ. Nhân viên y tế hết mực quan tâm và luôn sẵn sàng giải đáp mọi vướng mắc, lắng nghe, chia sẻ từ nữ giới.
➭ Cơ sở hạ tầng khang trang
Khuôn viên phòng khám được xây dựng rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ và trang bị đầy đủ tiện nghi. Ngoài ra, các phòng xét nghiệm, siêu âm, tiểu phẫu, phòng chờ,… được sắp xếp hợp lý và tách biệt.
➭ Chi phí hợp lý
Mức phí cho các dịch vụ thăm khám và điều trị bệnh áp xe vú hoàn toàn hợp lý. Bảng giá dịch vụ nằm trong hạn mức do Sở Y Tế đưa ra. Trước khi chỉ định điều trị, bác sĩ sẽ thông báo chi tiết về khoản phí cần chi trả và niêm yết theo quy định. Do đó, nữ giới có thể an tâm và không lo sợ tình trạng “chặt chém”, “vòi tiền”.
Trên đây là thông tin bệnh áp xe vú và địa chỉ khám chữa bệnh áp xe vú ở Vinh Nghệ An uy tín, chất lượng nhất. Nếu còn điều gì vướng mắc, hãy gọi đến Hotline: 039 863 8725 hoặc trao đổi với nhân viên qua bảng >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hướng dẫn đặt hẹn nhanh chóng!