Tử cung đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tình dục và sinh sản ở nữ giới. Các bệnh tử cung cần phát hiện và điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Để tầm soát và điều trị bệnh tử cung ở Vinh Nghệ An hiệu quả, đừng quên liên hệ đến Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi.
1. Tử cung là gì? Cấu tạo, vị trí, chức năng, kích cỡ
Các chuyên gia y tế cho biết, tất cả các bệnh tử cung đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thiên chức làm mẹ và đe dọa đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, trước khi tìm hiểu địa chỉ điều trị bệnh tử cung ở Vinh Nghệ An hiệu quả, nữ giới cần nắm rõ một số thông tin về bộ phận này.
1.1. Tử cung là gì?
Tử cung (hay dạ con) là một bộ phận thuộc hệ thống cơ quan sinh sản nữ giới. Có hình dạng như quả lê lộn ngược, nằm giữa bàng quang phía trước và trực tràng phía sau.
Một tử cung bình thường có chiều dài khoảng 6 – 8cm, độ dày khoảng 2 – 3cm và rộng khoảng 4 – 5cm. Tử cung đảm nhận vai trò quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh sản. Đây không chỉ là nơi trứng thụ tinh và làm tổ mà còn nuôi dưỡng thai nhi trong suốt 40 tuần thai kỳ.
1.2. Cấu tạo
Tử cung được cấu tạo gồm 4 bộ phận và mỗi bộ phận sẽ có chức năng khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Đáy tử cung
Đây là phần trên cùng của tử cung, cong và khá rộng. Đáy tử cung có sừng ở hai bên và đây là nơi vòi trứng thông với tử cung.
+ Thân tử cung
Đây là phần chính của tử cung có cấu tạo gồm 3 lớp cơ: Cơ dọc, cơ vòng và cơ đan chéo. Mỗi lớp sẽ có vai trò hoàn toàn khác nhau. Trong đó lớp cơ đan chéo có chức năng co bóp và cầm máu sau khi nhau thai bong ra.
+ Eo cổ tử cung
Eo cổ tử cung có cấu trúc khá hẹp vì nó là phần tiếp nối giữa tử cung và cổ tử cung.
+ Cổ tử cung
Cổ tử cung là nơi thấp nhất của tử cung và kết nối với âm đạo. Trong lòng cổ tử cung có chứa lớp dịch nhầy mịn đảm nhận chức năng giúp tinh trùng dễ dàng di chuyển sâu vào trong lòng tử cung. Từ đó để gặp trứng và thụ tinh.
Cổ tử cung được cấu tạo gồm 3 phần gồm: Lỗ trong, lòng ống và lỗ ngoài.
- Lỗ trong: Đây là phần nằm bên trong của cổ tử cung và dẫn đến tử cung.
- Lòng ống: Ống có dạng hình trụ, kết nối tử cung với âm đạo.
- Lỗ ngoài: Đây là phần thấp nhất nối cổ tử cung với âm đạo.
1.3. Vị trí
Tử cung được xác định nằm ở vị trí giữa xương chậu, phía sau bàng quang và phía trước trực tràng. Tử cung là nơi nối tiếp với âm đạo thông qua cổ tử cung và dẫn ra ngoài.
Đến giai đoạn mang thai, kích thước của tử cung tăng lên theo kích thước của túi thai. Đồng thời, vị trí tử cung cũng sẽ thay đổi trong thời gian mang thai.
1.4. Chức năng
Tử cung có chức năng quan trọng đối nữ giới trong giai đoạn hành kinh, khi quan hệ tình dục hoặc khi mang thai. Chẳng hạn như:
- Kích hoạt các cơn cực khoái ở nữ giới mỗi khi giao hợp.
- Hỗ trợ lưu lượng máu chảy về buồng trứng.
- Nhận và giữ trứng về làm tổ sau khi trứng đã thụ tinh
- Nuôi dưỡng, bao bọc thai nhi trong suốt quá trình phát triển trong bụng mẹ.
- Hỗ trợ các cơ quan khác trong cơ thể như: Âm đạo, bàng quang, trực tràng,…
1.5. Kích cỡ
Theo nghiên cứu, kích thước tử cung khá khiêm tốn và tùy thuộc vào thể trạng mỗi người.
Khi mới sinh ra, kích thước tử cung của bé gái rất nhỏ chỉ bằng quả trứng gà. Đến độ tuổi sinh nở, khi chưa mang thai tử cung sẽ lớn hơn nhưng không to hơn một trái lê. Thông thường kích thước rộng khoảng 4 – 5cm, dài khoảng 6 – 8cm và dày khoảng 2 – 3cm.
*** Lưu ý: Phụ nữ đã từng mang thai sẽ có kích thước tử cung to hơn so với người chưa từng mang thai.
2. Một số bệnh lý thường gặp ở tử cung
Những bệnh tử cung thường gây suy giảm chức năng sinh sản, ảnh hưởng tới sức khỏe và đôi khi đe dọa tính mạng. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở tử cung nữ giới:
2.1. Sa tử cung
Nhắc đến những bệnh tử cung, chúng ta không thể bỏ qua căn bệnh sa tử cung. Đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh khi chức năng ở hệ thống cơ và dây chằng bị suy yếu.
Sa tử cung xuất hiện khi tử cung lệch khỏi vị trí ban đầu, sa xuống gần bàng quang. Dù không nguy hiểm thế nhưng bệnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
2.2. Dính buồng tử cung
Dính buồng tử cung thường gặp do biến chứng sau nạo hút thai. Trường hợp này được hiểu do tổn thương ở lớp đáy nội mạc tử cung khiến thành tử cung phía trước và phía sau dính với nhau. Bệnh dính buồng tử cung thường gây mất kinh, rối loạn kinh nguyệt thậm chí vô sinh.
2.3. Lạc nội mạc tử cung
Đây là một trong những bệnh tử cung thường gặp nhất. Bệnh xuất hiện do các mô phát triển bên ngoài tử cung (thường gặp nhất trong buồng trứng, ống dẫn trứng và các mặt của tử cung). Biểu hiện đặc trưng của bệnh là đau bụng trong kỳ kinh, đau vùng chậu khi quan hệ và khi bệnh nguy hiểm làm tăng nguy cơ khó thụ thai.
2.4. U xơ tử cung
Thường là khối u xơ lành tính do nội tiết tố Estrogen gây ảnh hưởng trực tiếp lên nhân xơ. Khi mắc phải bệnh tử cung này, nữ giới sẽ gặp những cơn đau nhức, đau liên sườn khi đến chu kỳ kinh, đau nhức sau quan hệ hoặc xuất huyết bất thường giữa kỳ kinh nguyệt.
2.5. Polyp tử cung
Polyp tử cung là một trong những bệnh thường gặp ở nữ giới khi đang trong độ tuổi sinh sản. Bệnh xuất hiện bằng những khối u trong tử cung, có thể lành tính hoặc tiến triển ác tính đe dọa sức khỏe nữ giới.
2.6. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến tử cung là tình trạng là tình trạng tổn thương do các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển và xâm lấn ra bên ngoài gây tổn thương cổ tử cung. Nữ giới mắc bệnh thường ra nhiều khí hư, đau rát vùng âm hộ khi quan hệ hoặc sau khi quan hệ tình dục.
2.7. Ung thư tử cung
Bệnh tử cung cuối cùng thường gặp đó là hiện tượng ung thư tử cung. Nguyên nhân chính do virus HPV gây ra hoặc biến chứng từ nhiều căn bệnh phụ khoa như u xơ tử cung,… Căn bệnh này khiến nữ giới không thể mang thai. Thậm chí, tế bào ung thư di căn sang cơ quan khác và gây tử vong cao.
3. Triệu chứng nhận biết cổ tử cung đang có bất thường
Để chủ động phòng tránh các biến chứng nguy hiểm từ bệnh tử cung, nữ giới nên nắm rõ các triệu chứng bất thường sau đây:
- Chảy máu âm đạo khá bất thường, thường xuất hiện sau khi giao hợp hoặc ngoài chu kỳ kinh.
- Đau bụng dưới, đau vùng chậu, đau rát trong và sau khi quan hệ.
- Thường xuyên ngứa rát ở vùng sinh dục.
- Dịch âm đạo ra nhiều, có màu sắc lạ, đặc, loãng, vón cục, mùi hôi.
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như vô kinh, kinh thưa, màu sắc khác thường, thời gian hành kinh dài – ngắn khác nhau,…
- Rối loạn chức năng tiểu tiện, thường xuyên tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau, tiểu nhiều lần trong ngày và tiểu không tự chủ.
- Xuất hiện tình trạng giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Một số người thường bị sốt nhẹ 38 – 38,5 độ C, sốt âm ỉ, liên tục.
4. Cách phòng ngừa bệnh ở tử cung
Tử cung khỏe mạnh giúp việc mang thai và sinh con diễn ra dễ dàng. Vì vậy, nữ giới cần quan tâm, chăm sóc đúng cách để bảo vệ cũng như phòng tránh bệnh tử cung. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa nên tham khảo:
- Nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nhất là chế độ ăn nhiều trái cây, rau củ quả tươi, nhóm thực phẩm giàu vitamin B, chất xơ, đạm, protein,…
- Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ với nhiều bạn tình và nên chung thủy 1 vợ 1 chồng.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, không thụt rửa sâu vào âm đạo nhất là trong thời gian hành kinh, trước và sau khi quan hệ để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây bệnh.
- Tăng cường miễn dịch cho cơ thể bằng cách ngủ đủ giấc, sinh hoạt lành mạnh, tránh thức khuya và tránh sử dụng các chất kích thích.
- Nên tập luyện thể dục, thể thao điều độ với các môn nhẹ nhàng. Từ đó giúp lưu thông khí huyết, nâng cao sức đề kháng ngăn vi khuẩn gây bệnh tử cung xâm nhập.
- Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh không phù hợp, thiếu an toàn. Bởi những sản phẩm này có thể gây kích thích tử cung.
- Giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, sống lạc quan và tích cực.
- Hạn chế tổn thương tử cung bằng việc quan hệ nhẹ nhàng hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn để tránh mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai không an toàn.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng/lần để được bác sĩ kiểm tra, hướng dẫn chăm sóc hoặc can thiệp xử trí kịp thời các bất thường ở tử cung (nếu có).
5. Chẩn đoán và điều trị bệnh ở tử cung
Khi xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp hiện đại.
5.1. Chẩn đoán
Ngoài việc thăm hỏi về các triệu chứng hiện tại, yếu tố nguy cơ, tiền sử bệnh tật, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện kiểm tra bằng cách:
- Khám vùng chậu: Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt đặt trong âm đạo để kiểm tra tử cung. Thông qua việc kiểm tra sẽ giúp phát hiện dấu hiệu bất thường ở vị trí này như: Sưng, đau, vết đỏ hoặc vết loét và dịch bất thường.
- Nội soi tử cung: Đây cũng là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh tử cung hiệu quả. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được tiến hành soi tử cung. Phương pháp này chỉ được thực hiện khi bác sĩ thấy các dấu hiệu bất thường mà không quan sát được bằng siêu âm.
- Xét nghiệm PAP smear: Đây là một dạng xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung bằng cách lấy mẫu tế bào. Sau đó bác sĩ sẽ phết lên lam kính để đánh giá cấu trúc tế bào trong và ngoài cổ tử cung. Phương pháp này được sử dụng để chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm tử cung cũng như sàng lọc sớm bệnh ung thư.
- Siêu âm tử cung: Đây là kỹ thuật hình ảnh giúp đánh giá và khảo sát tình trạng tử cung. Qua đó tầm soát một số bệnh tử cung có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Hiện có 2 phương pháp siêu âm tử cung đang được áp dụng đó là siêu âm qua đường bụng và siêu âm ngã âm đạo.
5.2. Điều trị bệnh tử cung
Sau khi có kết quả mắc các bệnh tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng 2 phương pháp:
- Phương pháp nội khoa: Phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp bệnh tử cung giai đoạn nhẹ. Các loại thuốc được chỉ định thường là thuốc kháng sinh, kháng viêm kết hợp thuốc đặc trị. Việc dùng thuốc sẽ hỗ trợ kháng khuẩn, tiêu viêm, làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
- Phương pháp ngoại khoa: Phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp mắc bệnh tử cung giai đoạn nặng. Tùy vào mức độ tổn thương do các bệnh tử cung gây ra mà bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng cách: Phẫu thuật, đốt điện, áp lạnh,…
6. Điều trị bệnh tử cung ở đâu hiệu quả tại Vinh Nghệ An?
Điều trị bệnh tử cung ở đâu hiệu quả tại Vinh Nghệ An là vấn đề được mọi người quan tâm. Để giúp nữ giới có kết quả điều trị tốt nhất, Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi đã ra đời.
Đến đây, nữ giới sẽ được chăm sóc và hỗ trợ nhiệt tình, chu đáo. Tất cả nhờ vào những thế mạnh nổi bậc sau đây:
6.1. Máy móc, thiết bị tân tiến
Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi tiếp cận những công nghệ tối tân, toàn bộ thiết bị được nhập khẩu từ các quốc gia phát triển về y học. Qua đó, đưa ra kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh tử cung nhanh chóng, chính xác, an toàn.
6.2. Bác sĩ giỏi, nhiệt tình
Đội ngũ nhân viên y tế tại phòng khám được cấp chứng chỉ hành nghề chính quy từ Bộ Y Tế và các ban ngành có thẩm quyền. Nhân viên giỏi, có bề dày về kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt. Đồng thời đội ngũ nhân viên sẽ hỗ trợ nhiệt tình, chăm sóc chu đáo, kịp thời.
6.3. Môi trường phòng khám đạt chuẩn
Với mô hình hoạt động như một bệnh viện quốc tế thu nhỏ, nữ giới sẽ không khỏi ngạc nhiên về môi trường phòng khám tại đây. Hiện chúng tôi có đầy đủ các phòng chức năng hiện đại, đảm bảo vô trùng và trang bị tiện nghi tân tiến. Từ đó đảm bảo tính an toàn và thoải mái cho người điều trị.
6.4. Phương pháp hiện đại
Để điều trị hiệu quả các bệnh tử cung, phòng khám áp dụng thành công công nghệ Dao Leep. Nguyên lý hoạt động là sử dụng tia điện từ tác động vào tử cung giúp loại bỏ vi khuẩn. Đồng thời tái tạo các mô bệnh tổn thương, đầy lùi và hạn chế bệnh tử cung tái phát trở lại.
6.5. Dịch vụ y tế chuyên nghiệp
Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi cung cấp dịch vụ y tế chuyên nghiệp với thủ tục đơn giản, thời gian khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính với mức phí không đổi. Đặc biệt, nữ giới còn được bảo mật thông tin an toàn nhờ áp dụng mô hình làm việc “1 bác sĩ – 1 y tá – 1 bệnh nhân”.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh tử cung cũng như gợi ý địa chỉ điều trị bệnh tử cung ở Vinh Nghệ An uy tín nhất. Để được đặt hẹn thăm khám nhanh chóng, vui lòng liên hệ đến Fanpage hoặc trao đổi với nhân viên qua bảng >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để biết thêm thông tin chi tiết.